Lớp 12, bên cạnh những bạn xác định rõ ràng định hướng nghề nghiệp và chí thú học tập, thì vẫn còn biết bao teen mải mê hưởng thụ cuộc sống không lo học hành.Họ đến lớp trong trạng thái ung dung, học hành nhàn nhạt, điểm số thấp, đến khi cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở thì quay lưng cười khúc khích, bảo: "Đậu hay rớt tốt nghiệp là chuyện của tui chứ có phải của bả đâu mà nói nhiều như vậy". Hoặc mang thái độ thờ ơ: "Tới đâu thì tới.".
"ĂN CHƠI TRƯỚC, HỌC HÀNH SAU"
Gia đình khá giả, cùng với bản tính ăn chơi đua đòi nên T.Tiên kết thân với hội "con già nhàu, học dở, ăn chơi tuyệt". Bài học có thể không rành rẽ nhưng thông tin phim ảnh, ca nhạc, cafe..thì am hiểu tận tường, luôn cập nhật mỗi ngày.
T.Tiên cùng với "xóm nhà lầu "bàn cuối luôn là trung tâm của sự ồn ào, cũng như nơi thường trực đón nhận những ánh nhìn bực dọc từ phía thầy cô, xa lánh ở bạn bè. Bởi lẻ, khi cả lớp đang vào guồng máy học tập hăng say, nhiệt tình nhất có thể để đạt thành công, thì nhóm ấy, và Tiên đứng ngoài cuộc với lí lẽ: "ĂN CHƠI TRƯỚC, HỌC HÀNH SAU". Cái gọi là "SAU" ấy không phải theo nghĩa cuống cuồng học tập khi kì thi đến, mà bỏ quên học tập để hưởng thụ giá trị vật chất thời hiện đại.
Với K.Vân, thì học tập chỉ là thứ yếu, bởi con gái thì: "Có nhan sắc, cộng với nhõng nhẽo, con nhà giàu thì sẽ có được chồng đại gia". Nghĩ vậy nên cô nàng lao vào những cuộc tình với những anh chàng "ĐẸP TRAI, CON NHÀ GIÀU, ĐI XE E-LẮC".Không biết tương lai có vui vẻ, sung túc như ý nàng ao ước hay không nhưng điểm số học tập lúc nào cũng dưới 5.
THỰC SỰ THÌ ĐẤY LÀ BIỂU HIỆN CỦA LỐI SỐNG THỰC DỤNG, VÔ TRÁCH NHIỆM.HỌ ĐƯA RA LÍ LẼ :"MỖI NGƯỜI CÓ CUỘC SỐNG RIÊNG, LÍ TƯỞNG RIÊNG....MIỄN LÀ TÔI SỐNG TỐT, THOẢI MÁI VỚI CHÍNH MÌNH LÀ ĐƯỢC", nhưng điều đó quả thực phù phiếm. T Tiên không thể trở thành một cô gái cá tính, sành điệu với vô số tin tức giải trí mà ai chăm chỉ đọc báo đều có thể biết, K.Vân cũng chẳng thể tìm được tình yêu đích thực với những anh chàng thực dụng, học hành tệ hại, luôn sống bấu víu vào đồng tiền cha mẹ phát.
VÀ MƠ HỒ...
Không sống thực dụng, vô trách nhiệm như các teen kia, nhưng teen 12 mơ hồ là những teen không thể xác định con đường tương lai của mình, nên việc học tập ở hiện tại không phương hướng. Họ học trung bình, có một vài năng khiếu, nhưng thực sự không phải người tài năng, càng không có định hướng phát triển việc học tập của mình.
N.Hòa, học trung bình, sống nội tâm, có chút khả năng vẽ tranh - và hết. Hòa đến lớp trong mơ hồ suy tư về cuộc sống, trong những bức tranh.
Hỏi Hòa về định hướng nghề nghiệp tương lai thì chỉ nghe vỏn vẹn:"TỚI ĐÂU THÌ TỚI". Thật buồn. Vì lẽ đó mà cô giáo chủ nhiệm nhìn cậu đầy lo lắng.
Hay như H. Thành, trước kia cũng mơ ước làm luật sư, nhà báo...nhưng bây giờ thì: "Mọi thứ trong mắt tớ đầy mờ ảo, tớ cũng không biết là mình thích gì, cần gì nữa."
Thông cảm cho những biến đổi trong tâm lí tuổi mới lớn, những lo toan mơ hồ khi các teen phải đối mặtt lúc chuẩn bị bước vào đời, thế nhưng rất khó để chấp nhận việc teen không định hình một ước mơ trong cuộc sống, không biết làm gì cho bản thân mình ở hiện tại và tương lai. Sẽ thật đáng buồn, đáng trách khi teen không biết chủ động nắm lấy hiện tại cuộc sống của mình, xây dựng mơ ước trong tương lai.
12, teen cần phải tập trung tinh thần, có phương pháp học tập tốt, và định hướng nghề nghiệp cho tương lai của bản thân. Đừng sống như những người mơ hồ, phó mặc cho số phận, hoàn toàn ngu ngơ về cuộc sống. Phải để ý chí học tập trỗi dậy, có như thế teen mới chủ động tự quyết cuộc đời mình. Hãy xem đây là thời khắc quan trọng và ý nghĩa của cuộc đời học sinh, hãy sử dụng nó thật tốt, để không phải hối tiếc.